Bài viết 7
Lượt xem 5683


  • #1 MOD

    Sau khi vắt lấy sữa, trong Bã Đậu Nành (Okara) thật ra vẫn còn chứa rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe, nếu tận dụng để chế biến ra các món ăn sẽ giúp ích cho sức khỏe và cũng khỏi phung phí một nguồn thực phẩm giầu dinh dưỡng trong khi trên thế giới vẫn còn vô số người chết hay sống ngắc ngoải vì thiếu ăn.


    ÍCH LỢI CỦA BÃ ĐẬU NÀNH

    Trong bã đậu nành còn chứa nhiều chất xơ (fiber), chất đạm (protein) cùng các khoáng chất như calcium, potassium, vv.. vv....

    Giầu Chất Xơ (High Fiber)

    Mỗi 100 grams bã đậu nành chứa đến 11 grams chất xơ, nhiều hơn so với các loại thực phẩm khác. Chất xơ chứa trong bã đậu nành không hòa tan trong nước, vì thế chất xơ trong bã đậu nành sẽ giúp loại bỏ các độc tố tích tụ trong thành ruột, ngăn ngừa việc ứ đọng mỡ thừa trong cơ thể, tránh bị táo bón và còn có thể giúp phòng ngừa bị ung thu ruột.

    Năng Lượng Thấp (Low Calories)

    Bã đậu nành nhiều chất xơ nhưng lại tạo ra ít năng lượng nên nếu dùng thường xuyên bã đậu nành sẽ giúp cắt giảm bớt lượng calories dư thừa, sẽ hữu ích với những ai muốn làm giảm cân hay giữ dáng người. Vì ưu điểm nầy nên bã đậu nành thường được thêm vào trong các món như: burger patties, cakes, cookies, donuts, muffins, porridge, sauces, seasonings, soups, spreads, stews, vv.. vv...

    Giầu Chất Dinh Dưỡng, Sinh Tố và Khoáng Chất

    Bã đậu nành còn chứa nhiều chất đạm, calcium, potassium, carbohydrate,vv.. vv.. Mỗi 100 grams bã đậu nành chứa 81 milligrams calcium, 350 milligrams potassium, khoảng 14 grams carbohydrate (tinh bột), và khoảng 6 grams chất đạm thực vật. Chất tinh bột (carbohydrate) trong bã đậu nành từ đậu nành nên sẽ cung cấp một số bacteria hữu ích rất tốt cho việc tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất trong ruột

    Bã đậu nành còn chứa một số sinh tố như Vitamin E, K, B1, B2. Bã đậu nành còn cung cấp thêm folic acid cùng một số khoáng chất khác như zinc, magnesium, iron, phosphorus, copper, và sodium

    Không Chứa Cholesterol (Cholesterol Free)

    Bã đậu nành không hề chứa cholesterol nên rất tốt với những ai bị bệnh cao huyết áp (high blood pressure), cao mỡ trong máu (bad cholesterol levels)

    Không Chứa Gluten (Gluten Free)

    Bã đậu nành không chứa gluten nên còn được dùng trong các món bánh, món ăn dành cho người kiêng ăn các thứ có chứa gluten. Bã đậu nành được dùng để thay thế cho wheat trong các món bánh cookies và nutritional bars.


    Ngoài ra, còn có thể xem thêm chi tiết về Bã Đậu Nành trong bài viết Okara @ Wikipedia

    MỘT SỐ CÁCH SỬ DỤNG và CHẾ BIẾN


    Làm Phân Bón

    Đây là một cách dễ dàng nhất là khi có quá nhiều bã đậu nành. Có thể cho vào thùng compost để ủ hay là đào hố sâu, đổ bã đậu nành xong lấp đất để bã đậu nành tự phân hủy thành phân bón nuôi cây. Có khi người ta pha vào với nước để khoảng một ngày xong đem tưới cho cây hay vườn rau,
    Nuôi Gia Súc

    Bã đậu nành có thể dùng làm nguồn thực phẩm cho một số loại gia súc nếu có nuôi gia súc tại nhà


    Làm Đẹp Da

    Bã đậu nành có thể dùng như một loại facial giúp da đẹp hơn. Có thể đắp trực tiếp lên da mặt, chờ khô rồi rửa sạch. Có thể phủ thêm một lớp giấy loại dùng đắp mặt nạ lên trên để giữ cho bã đậu nành khỏi bị rơi rớt. Cũng có thể dùng tay xoa bã đậu nành nhẹ khắp da mặt, rồi rửa bằng nước sạch

    Nếu siêng hơn, có thể trộn bã đậu nành với một ít mật ong thành hỗn hợp sền sệt, đắp lên mặt sẽ giúp da trắng, sạch mụn và mịn hơn. Sau đó massge nhẹ để tẩy da chết xong rửa sạch da với nước ấm rồi nước lạnh.

    Nếu da nhờn, có thể trộn bã đậu nành với một ít yogurt thành hỗn hợp sền sệt, đắp lên mặt sẽ giúp da trắng, sạch mụn và mịn hơn. Sau đó massge nhẹ để tẩy da chết xong rửa sạch da với nước ấm rồi nước lạnh.

    Tuy nhiền nên lưu ý là chỉ đắp các loại mặt nạ như trên khi da sạch không bị trầy sướt hay bị mụn. Nếu bị mụn, cần giữ da sạch thoáng, càng tránh dùng mỹ phẩm hay các loại mặt nạ càng tốt. Các loại vật liệu dụng cụ cũng cần sạch để tránh bị nhiễm vi khuẩn xấu làm phản tác dụng.


    Cre :https://tudiemcorner.blogspot.com/2014/03/ba-au-nanh-cac-mon-an.html



  • #2 MOD

    Mắm bã đậu nành




    Nguyên liệu

    3 phần bã đậu nành
    2 phần tương xay
    1 phần chao đỏ
    1 phần sả ớt
    2 muỗng canh đường
    dầu ăn

    Cách làm

    1. Xào dầu với sả ớt cho vàng thơm
    2. Cho đậu nành vào xào
    3. Cho tương chao vào xào
    4. Nêm đường cho dịu lại

    Cre :https://monanchayvn.blogspot.com/2012/10/mam-ba-au...





  • #3 MOD

    Tận Dụng Bã Đậu Nành Làm Chả Giò Chay Giòn Rụm



  • #4 MOD

    Ba món ăn dân dã từ bã đậu nành

    Bã đậu nành xào lá cách:
    Để làm món này bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: giá sống, lá cách, dừa nạo và các gia vị đường, muối, bột ngọt. Lá cách lựa lá vừa ăn, rửa sạch, xắt nhuyễn; giá sống rửa sạch, để ráo; dừa nạo lấy nước cốt đậm đặc (số lượng nhiều ít tùy theo bã đậu nành). Cho bã đậu nành, nước cốt dừa, gia vị (đường, muối, bột ngọt) nêm vừa ăn, đổ vào chảo xào khô, trút ra tô để riêng. Phi dầu tỏi thơm, đổ giá sống cùng với gia vị (bột nêm) vào chảo xào cho cọng giá săn lại. Tiếp đến, cho bã đậu nành (đã xào) cùng với giá trộn đều. Cuối cùng, cho lá cách xắt nhuyễn vào xào chín. Món này cuốn bánh tráng với rau sống (rau thơm, dấp cá, dưa leo…) chấm nước tương ớt chua cay ăn rất ngon.
    Khô bã đậu nành:
    Bã đậu nành cho vào vợt, để ráo. Sả bằm nhuyễn cùng với ớt chín cho vào tô trộn đều với bã đậu nành đã nêm gia vị đường, muối, bột ngọt, xào cho khô (nhớ nêm gia vị đậm đà). Chờ đậu nành nguội vắt thành từng viên tròn, dẹp (đường kính khoảng 3 – 4 cm). Cho tất cả vào sàng hoặc rổ phơi nắng khoảng 2 ngày, khi bã đậu khô lại là được. Khi ăn nướng vàng trên lửa hồng. Món này ăn với cháo trắng hay đồ chua (cóc, ổi, xoài xanh…) rất tuyệt.
    Bã đậu nành nướng lá cách (hoặc lá lốt):

    Nguyên liệu chế biến món này gồm: lá cách, dừa nạo và các gia vị đường, muối, bột ngọt. Xào bã đậu nành với chút dầu ăn. Trải lá cách, cho bã đậu vào cuốn lại. Dùng que tre xiên một xiên khoảng 5 cuốn, nướng trên than hồng. Món này ăn nóng, chấm với tương xí muội.

    Cre :https://www.giaoduc.edu.vn/ba-mon-an-dan-da-tu-ba-d...



  • #5 MOD

    Ruốc bã đậu nành

    Bã đậu nành và thịt lợn (hoặc gà băm nhỏ) rang trên bếp cho khô ráo, vàng thơm. Thêm nước tương, tiếp tục rang bã đậu nành chín và gần khô ráo, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Món này có thể ăn với cơm cũng ngon hay trộn thêm rau húng quế, đậu phụng rang, hành phi xúc bánh tráng mè tạo hương vị rất thơm ngon.

    Ngoài ra, có thể cắt đậu hũ chiên thành sợi, trộn với tương ớt + maggi rồi trộn với ruốc đậu nành làm theo cách ở trên, đậu phụng rang giã vụn, trộn thêm rau húng quế, thêm rồi cuốn bánh tráng ăn kiểu bì cuốn cũng là một món chay ngon miệng.


    Trứng bã đậu nành

    Đậu hũ bóp nhuyễn trộn với bã đậu nành. Nêm gia vị cho vừa ăn, thêm tiêu, hành, … Trộn thêm trứng đánh nhuyễn để hỗn hợp có độ kết dính. Có thể thêm một ít bột năng nếu không muốn dùng nhiều trứng. Sau đó múc từng muỗng vừa phải, chiên trong chảo cho vàng hai mặt. Món này ăn nóng hay nguội đều ngon. Có thể ăn kèm với cơm hay bánh mì.

    Cre :https://organicfoods.vn/blogs


  • #6 MOD

    Bã đậu nành áp chảo

    Bã đậu nành đã được máy xay nhuyễn thật mịn và nấu chín, vì thế chỉ cần làm chín các loại bột trộn như bột mỳ, bột ngô, bột năng thôi, không cần phải làm chín bã đậu nành.

    Trộn bã đậu nành, bã cà rốt (muốn thêm chất dinh dưỡng có thể thêm thịt hoặc tôm băm nhỏ) để màu nhìn đẹp mắt và có thêm chất bổ dưỡng. Sau đó cho thêm muối + đường + nước tương + tiêu + mật ong + dầu ăn trộn đều lên. Rồi cho thêm chút bột mì, bột năng và một chút xíu baking powder nhào nặn thành hỗn hợp dẻo. Cắt thêm ít hành lá trộn đều cho có mầu mè tí xíu. Nhồi hỗn hợp cho đều, vo từng viên tròn vừa ăn xong ấn dẹp, nếu không bị bể, không bị nứt, không bị dính tay là vừa. Nếu nhão thì trộn thêm ít bột mì. Nếu bị bể thì trộn thêm ít nước lạnh hay sữa tươi tùy ý.

    Cho cỡ 1 thìa dầu vào chảo chống dính, láng cho dầu đều mặt chảo, xong cho các miếng đậu nành vào áp chảo ở mức lửa vừa. Để yên cho vàng một mặt, xúc miếng đậu nành lật qua mặt kia áp chảo tiếp cho vàng. Xong bật nhỏ lửa, trở mặt áp chảo thêm một xíu mỗi mặt để bảo đảm các thứ bột đều chín hết.

    Nói chung lúc đầu áp chảo với nhiệt độ nóng để lớp ngoài săn chắc tạo thêm yếu tố cho miếng đậu nành dai không bị bể. Khi bên ngoài đã săn chắc rồi, bạn hạ nhỏ lửa, có thể đậy nắp để chín đều bên trong. Khi đã chín, mở nắp để cho hơi nước bay hết sẽ có lớp vỏ bên ngoài giòn giòn ăn ngon hơn.

    Nếu nhà có sẵn nồi làm bánh cookie thì chỉ cần cho vào khuôn và nướng sẽ nhanh và tiện lợi hơn.

    Bã đậu nành chiên giòn

    Trộn bã đậu nành với nấm, hành tây thái hạt lựu, nêm muối, đường, tiêu xong thêm bột mì nhồi cho dẻo quyện, vo lại thành từng viên dẹp, đem chiên vàng giòn. Ăn khi còn nóng. Có thể chấm với tương ớt hay các loại nước chấm tùy ý thích.

    Bã đậu nành cuốn lá lốt

    Bã đậu trộn nấm, hành tây và lá lốt không nguyên lá cắt sợi nhỏ. Lá lốt nguyên dùng cuốn phần hỗn hợp đó đem chiên với ít dầu. Một món ăn lạ miệng và khá bổ dưỡng.

    Cre :https://organicfoods.vn/blogs/


  • #7 MOD

    Đậu Nành Chà Bông (Ruốc Đậu Nành)

    Nguyên Liệu:
    - Bã đậu nành (sau khi đã vắt sữa đậu nành) nhiều ít tùy ý
    - sả, ớt, dầu, leek, muối, đường

    Cách Làm:
    Leek bằm nhuyễn, phi với dầu cho thơm. Thêm sả vào phi tiếp cho thơm rồi cho bã đậu nành vào đảo đều tay, lửa trung bình cho tới khi đậu nành đã se mặt, nêm gia vị (đường, muối hay bột nêm tùy ý) cho vừa ăn. Đảo tiếp một lúc để đậu nành thấm đều gia vị.

    Món nầy có thể để dành trong tủ lạnh khá lâu. Có thể ăn nóng hay nguội tùy ý thích.


    Cre :https://www.vietlove.us/





Bài viết 7
Lượt xem 5683