Tổng hợp các món Xôi Chè
-
-
XÔI HẠT SEN
Nguyên liệu:
500g gạo nếp
200g hạt sen tươi (nếu dùng sen khô thì bạn lấy 100g ngâm với nước 3-4 giờ nhé)
100g dừa nạo
1 thìa canh nước cốt dừa
Muối, đường
Cách làm:
Gạo nếp vo sạch, ngâm 6 tiếng rồi vớt ra rổ cho ráo nước.
Hạt sen luộc chín tới với 1 nhúm muối nhỏ.
Dừa nạo thêm 1 thìa canh đường trộn thật đều, để 30 phút rồi đem xào với lửa thật nhỏ đến khi sợi dừa trong.
Trộn gạo với hạt sen đã luộc chín, thêm 1 chút muối xóc đều. Cho gạo vào đồ chín thành xôiSau khi xôi đã chín bạn cho dừa đã xào vào, thêm 1 thìa canh đường, 1 thìa canh nước cốt dừa vào trộn xôi thật đều.
Nguồn : Sưu tầm từ :https://123amthuc.net
-
*CHÈ THÁI*
Nguyên liệu:
- 200g mít, 200g nhãn, 200g vải (tất cả đều đã được bóc vỏ, bỏ hột, lấy thịt), nếu đúng mùa các bạn dùng hoa quả tươi là ngon nhất, nếu không thì có thể dùng hoa quả đóng hộp thay thế cũng được.
- 2 thìa cà phê bột rau câu (agar), 600ml nước, 40g đường, chút màu đỏ thực phẩm hay màu siro dâu.
- 1 chén thạch dừa (chọn mua loại màu xanh), 1 lọ dừa non ngâm siro.
- 1 lít sữa tươi không đường, 150 - 180g đường
Cách làm:
- Nấu thạch: cho 600 ml nước vào nồi cùng với 2 thìa cà phê bột rau câu để khoảng 30 phút cho nở rồi cho lên bếp nấu với lửa nhỏ vừa, trong khi nấu chú ý thỉnh thoảng khuấy đều cho rau câu không bị vón cục và đọng dưới đáy nồi.
- Khi nồi thạch sôi lăn tăn thì cho 40g đường vào cùng với màu đỏ hoặc siro dâu, tiếp tục khuấy cho đường và rau câu tan hoàn toàn là được.
- Rót hỗn hợp vào khuôn bất kỳ, sau đó để nguội rồi bao kín cho vào tủ lạnh cho thạch đông cứng lại. Khi thạch đã đông thì lấy ra cắt miếng nhỏ.
- Nhãn, vải cắt miếng vuông nhỏ. Mít cắt sợi dài.
- Dừa non ngâm siro nếu không mua được loại bán sẵn trong lọ thì các bạn có thể tìm mua dừa non về cắt sợi nhỏ, sau đó cho đường vào cho lên bếp đun sôi cho đường tan là được, ngâm qua đêm cho dừa thấm đường. Dừa nên chọn mua loại thật non và mềm khi cho vào chè sẽ ngon hơn.
- Sữa tươi pha với 150 - 180g đường (tùy theo khẩu vị thích ngọt nhạt khác nhau) cho tan. Sau đó cho toàn bộ các nguyên liệu kể trên vào khuấy đều. Chè sau khi trộn xong đậy kín lại cho vào tủ lạnh vài tiếng hay qua đêm cho chè thật lạnh vì món chè này dùng lạnh sẽ rất ngon.
- Các bạn ở nước ngoài có thể dùng loại sữa béo (half&half) để thay thế cho sữa tươi thông thường chè sẽ béo và ngon hơn.
-
CHÈ THẬP CẨM
Nguyên liệu làm chè thập cẩm
- 100 gr khoai môn
- 3 trái chuối
- 1 củ khoai lang
- 50 gr đậu đỏ
- 400 ml nước cốt dừa
- 200 ml nước lạnh
- 200 gr đường
- Vài lá thơm nếu có
- 1 chút xíu muối
Cách làm món chè thập cẩm thơm ngon
- Bước 1: Khoai lang, khoai môn, đậu đỏ tất cả luộc chín. Khoai lang và khoai môn sau khi luộc chín cắt miếng nhỏ vừa ăn. Chuối lột vỏ, tước chỉ thái miếng ướp vào chuối chút muối và 2 muỗng canh đường.
- Bước 2: Nước cốt dừa + nước lạnh + đường + muối và lá dứa cho hết vào nội , bắt lên bếp nấu lửa vừa, khi đường tan và nước sôi thì cho khoai lang + khoai môn vào nấu 7 phút, sau đó cho chuối và đậu đỏ vào nấu 5 phút nữa là xong. Nêm lại vị ngọt trước khi tắt bếp.
Trình bày: Chè thập cẩm cho ra chèn, cho thêm đậu đỏ lên mặt. Món chè này dùng nóng ngon hơn lạnh.
Chúc các bạn thành công nhé!
Theo Lâm Anh Đào ( Cách nấu ăn .)net
-
*CHÈ TÁO XỌN*
Nguyên liệu:
- 200gr đậu xanh cà, ngâm mềm, đãi vỏ.
- 100gr bột năng.
- 300gr đường cát.
- 300gr dừa nạo, vắt lấy nước cốt và nước gião.
Thực hiện:
- Hấp chín đậu xanh.
- Cho đường vào 1,5 lít nước, đun sôi cho tan đường.
- Cho bột năng pha loãng vào khuấy cho đến khi nước trong nồi có độ sánh, hơi đặc.
- Cho đậu xanh vào, trộn đều.
- Cho vani.
- Thắng nước cốt dừa với lửa nhỏ.
- Khi thấy nóng (không đợi đến khi sôi) cho bột năng pha loãng với nước vào để nước cốt có độ sánh vừa phải.
Thưởng thức:
- Múc chè ra chén.
- Chan nước cốt dừa lên trên.- Dùng với xôi vò hoặc xôi đậu xanh.
PS ; món chè của một thời thơ ấu ,mình thường ăn chung nó với xôi vò
-
Chè Trôi Nước
Nguyên liệu:
Bột nếp:350g
Bột tẻ: 50g
Đậu xanh không vỏ: 200g
Dừa nạo vụn: 50g
Nước cốt dừa: 200g (xem CÁCH LÀM NƯỚC CỐT DỪA)
1 củ gừng, chia ra vừa xắt lát, vừa thái cọng, cho đẹp.
Mè (vừng) và đậu phọng giã dập
Hành củ băm nhuyễn: 2 muỗng canh
Đường vàng (nếu được thì dùng đường thốt nốt), muối, dầu ăn
Cách làm Chè trôi nước:
– Đậu xanh cho vào nồi, thêm nước vào nấu cho chín mềm, sau đó cho vào cối giã nát bằng chày, cho thêm 1/2 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe đường vào trộn đều.
– Bột nếp trộn với bột tẻ, hòa với tầm 300ml nước sôi, trộn cho thấm kĩ, đậy kín nắp khoảng 1 tiếng cho bột nở. Trong lúc đó ta làm nhân:
– Bắc cái nồi hoặc chảo sâu, cho tí dầu rồi cho tất cả hành phi vào phi thơm (hơi vàng), rồi cho đậu xanh vô xào chung. Xào đều và mạnh tay trong khoảng 5 phút, cho hành phi, dầu ăn và đậu xanh quyện đều với nhau. Sau đó trút ra ngoài.
– Vo thành từng viên nhỏ bằng trái táo ta. Vo xong thì nhào bột:
– Trút hết bột ra mặt phẳng, nhồi cho kỹ, dùng tay trần cảm nhận nếu bột nhão dính tay thì xoa thêm bột nếp vào nhồi, nếu thấy khô thì cho thêm nước. Nhồi đến khi nào cảm thấy bột mịn mềm dễ chịu là được.
– Ngắt bột ra thành những viên nhỏ bằng trái táo ta, sau đó ấn bẹp, rồi cho viên nhân vào giữa, gấp các mép bột lại gói kín, rồi vo lại lần nữa cho tròn đều. Lưu ý gói cẩn thận sao cho lớp bột ôm khít vào nhân, để khi nấu viên trôi nước không bị vỡ. Làm lần lượt cho hết bột và nhân.
– Phần bột còn dư ta vo thành những viên nhỏ cỡ viên bi ve, vì không có nhân nên vo nhỏ cho dễ ăn. Cuối cùng là bắc tay vào nấu chè:
– Chuẩn bị nồi nước to, nấu cho sôi, sau đó thả lần lượt từng viên bột đã vo vào nước (từ nay gọi viên bột là trôi nước), nấu tới khi nào viên trôi nước nổi lên mặt nước trở lại, thì ta vớt ra cho vào thau nước lạnh để không bị dính. Làm lần lượt cho hết.
– Chuẩn bị một nồi nước khác, cho 400ml nước vào nấu với 5 muỗng canh đường vàng, nấu tới khi nào đường tan, nếm thấy ngọt dịu là ok, ngọt quá thì phải cho thêm nước.
– Nước đường sôi, ta cho gừng cọng đã đập dập vào. Tiếp theo cho tất cả viên trôi nước ban nãy vào nồi nấu tiếp trên lửa nhỏ, cho tới khi nào nước sôi nhẹ trở lại thì tắt bếp.
– Bây giờ bạn có thể múc ra chén ăn nóng được rồi. Nếu hảo nước dừa thì khi múc ra chén, chan thêm một muỗng nước dừa nữa nhé! Và nhớ đừng quên rắc dừa vụn, mè & đậu phộng giã dập lên trên cùng, hương vị của các loại phụ gia này cũng rất quan trọng!
theo MAV -
Cách nấu xôi mặn
Nguyên liệu:
- Nếp Thái ngon: 2 lon sữa bò
- Lạp xưởng ngon: 2 chiếc
- Trứng gà: 2-3 trứng
- Tôm khô: 20g
- Chả lụa: 100g
- Hành lá
- Ớt
- Gia vị thông thường: dầu ăn, nước tương, dấm ăn, đường, muối
Thực hiện:
+ Nấu xôi bằng nồi cơm điện:
- Nếp ngâm qua đêm với nước ấm, sáng vớt nếp ra, sau đó cho nếp vào nồi cơm điện, thêm vào ít muối, cho nước vào, nước thấp hơn mặt nếp, bấm nút nấu.
- Đợi nồi xôi chuyển qua chế độ hâm nóng thì để thêm 20 phút nữa, bật nút nấu trở lại, sau đó lại chuyển qua chế độ hâm nóng, bạn cứ để như vậy cho nếp chín.
+ Chuẩn bị nguyên liệu khác:
- Lạp xưởng rửa sạch, cho vào nồi, đổ thêm 50ml nước lọc và đun lửa, khi nước sắp cạn dần thì bạn có thể bật lửa nhỏ vừa đủ, để nước cạn, sau đó bạn lăn đều, không cho dầu vào nhé, hãy để lạp xưởng tự tiết mỡ ra, như vậy ăn sẽ không ngán.
- Sau khi lạp xưởng lăn có màu nâu đỏ thì lấy ra, để nguội, cắt sợi hay cắt lát mỏng tùy ý thích.
- Chả lụa thì cắt sợi.
- Trứng gà cho vào tô, mêm thêm ít bột ngọt và nước mắm, sau đó cho chảo lên bếp, đợi chảo nóng cho ít dầu ăn vào, tráng trứng thật mỏng, lấy ra và cắt sợi. Nếu chảo nhỏ, bạn có thể chia ra làm nhiều lần tráng trứng.
- Tôm khô ngâm nở, dùng đầu hành lá cắt nhuyễn phi thơm, sau đó cho tôm khô vào xào nhanh tay.
- Phần hành lá còn lại bạn cắt nhuyễn cho vào chén, đun dầu nóng và cho vào chén để làm mỡ hành.
- Ớt băm nhuyễn, cho vào hủ, sau đó bạn làm nước giấm đường chua ngọt cho vào hủ ớt. Mực nước giấm sâm sấp với ớt thôi nhé.
- Cho xôi ra dĩa, lấy ít mỡ hàng lên trên, xếp thêm ít lạp xưởng, tôm khô, chả lụa, trứng cắt sợi và cho ít nước tương lên trên. Cuối cùng vớt ớt ngâm giấm đường cho lên trên. Vậy là xong có thể mời cả nhà cùng thưởng thức rồi.
- Cũng còn cách ăn khác là bạn cho xôi là thau lớn, cho tất cả lạp xưởng, chả lụa, trứng gà, tôm khô, mỡ hành rồi trộn đều. Khi ăn nếu thấy nhạt có thể thêm nước tương, cuối cùng là ít ớt băm lên trên.
-
Chè rau câu và nhãn khô thơm mát
Rau câu giòn, được ăn kèm với nhãn khô ăn ngọt ngọt, thơm thơm thích hợp cho ngày trời nóng.
Nguyên liệu:
- 20g rau câu bột
- 700ml nước lạnh
- 130g đường phèn
- 80g nhãn khô (long nhãn).Cách làm:
- Nhãn khô xả nước lạnh cho thật sạch, ngâm vào thố nước lạnh khoảng 2 tiếng, xả lại một lần nữa cho sạch cát.
- Để nhãn lên rổ cho ráo nước.
- Rau câu đổ vào nồi, thêm nước lạnh, dùng muôi khuấy đều để rau câu tan, đun lửa thật nhỏ cho đến khi bột rau câu tan hết.
- Đổ từ từ 90g đường vào, đun lửa nhỏ, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.
- Đổ rau câu ra thố lớn, để vào tủ lạnh, đợi đông cứng lại.
- Cắt rau câu thành từng miếng vuông nhỏ cỡ quân cờ.
- Đun nồi nước tầm 300ml, thêm 40g đường phèn vào đun sôi đến khi đường tan, đổ nhãn khô vào. Đợi sôi bùng lên, bạn tắt bếp, không nên đun lâu nhãn sẽ không còn giòn.
- Đổ hỗn hợp nhãn khô ra thố lớn, thêm rau câu vào. Múc ra ly dùng với đá lạnh tùy theo sở thích của bạn.
Nguồn : https://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/che-ra...
-
CỐM DẸP TRỘN DỪA
Nguyên liệu:
- 1 gói cốm dẹp 200 g (có bán trong các siêu thị).
- 300 g dừa nạo vắt lấy nước cốt.
- 100 g dừa nạo để riêng.
- 150 g đường cát trắng.
Cách chế biến:
- Vắt lấy nước cốt dừa và 100 ml nước dảo từ 300 g dừa nạo. Hòa tan 100 ml nước dảo và đường rồi cho vào nồi đun sôi nhẹ, tiếp đến cho nước cốt dừa vào để sôi lăn tăn là được.
- Cốm dẹp mua về cho ra bát, chế nước cốt dừa còn ấm vào rồi trộn đều, để nở mềm là được.
- Tiếp đến cho dừa nạo vào trộn đều.
- Cốm dẹp trộn dừa ăn có vị béo ngọt rất ngon miệng.
Cre : angihomhay,
-
XÔI NẾP LÁ CẨM
Nguyên liệu:
- 2 chén nếp
- 1 lon nước cốt dừa
- 1 chén nước lá cẩm
- ½ chén đường (nếu thích ngọt)
- 1 chén đâu xanh nấu chín tán nhuyễn (nếu thích)
Xoi Gac 7.JPG Xoi Khuc 5.JPGXoi Khuc 6.jpg
Cách làm:
Lá cẩm rửa sạch, đem nấu với nước sâm sấp cho chín xong đem xay nhuyễn và lược lại. Nước lá cẩm sẽ có màu tím đậm (*).
Nếp vo sạch xong cho tí muối và nước lá cẩm vào, mực nước cao hơn nếp chừng 1 inch là được. Ngâm nếp chừng 3 giờ hoặc qua đêm càng tốt, nếu thấy ít nước cho thêm tí nước lạnh.
Nếp đã ngâm cho ra rổ cho ráo bớt nước xong đem hấp. Khi nếp vừa chín tới rưới nước dừa vào từ từ, xới lên cho đều. Khi nếp chín dẻo cho đường vào nếu thích, trộn lên đều và hấp chừng 5 phút nữa là được.
-
XÔI GÀ CỐT DỪA
Nguyên liệu:
+ 1kg gạo nếp ngon
+ 1 con gà 1,3 – 1,5kg
+ 300g dừa bào vụn
+ 100g hành phi
+ Muối
+ Lá chanh
Cách làm:
- Gạo nếp vo sạch, ngâm 8 – 10 tiếng hoặc qua đêm, sau đó đổ gạo ra rổ xả nước lại rồi để ráo, xóc 1 thìa cà phê muối.
Cách làm:
- Gạo nếp vo sạch, ngâm 8 – 10 tiếng hoặc qua đêm, sau đó đổ gạo ra rổ xả nước lại rồi để ráo, xóc 1 thìa cà phê muối.
- Gà xát muối, rửa sạch, để ráo. Hành khô thái mỏng, dùng mỡ gà để phi hành.
- Dừa cắt vụn, đổ 1 bát con nước sôi vào, vắt lấy 1 bát con nước cốt đặc, phần bã cho vào chõ nước đun để làm nước đồ xôi cho thơm (Nếu không dùng dừa bào thì thay bằng 3 thìa canh nước cốt dừa).
- Đổ gạo nếp vào chõ đang sôi, cho gà vào, để trên mặt gạo (úp phần bụng xuống), đậy nắp kín, đồ khoảng 40 phút là gà và xôi cùng chín. Lấy gà ra đĩa, để nguội, lọc bỏ xương, thịt thái lát hoặc xé phay.
- Khi vớt gà ra rưới ngay nước cốt dừa vào chõ xôi, dùng đũa xới nhẹ tay cho xôi tơi đều, đậy nắp kín, đồ thêm 10 phút để nước cốt dừa thấm vào từng hạt xôi.
- Xới xôi ra đĩa, cho thịt gà lên, rắc chút lá chanh thái chỉ, hành phi lên mặt xôi gà, ăn kèm với nước tương ớt và đồ chua.Lưu ý: Nếu dùng gà đông đá thì thời gian hấp có thể thay đổi nhiều hoặc ít hơn 40 phút, nếu chưa đến 40 phút mà thấy gà đã chín tới thì nhấc gà ra, rồi đồ xôi tiếp cho chín hẳn. Trường hợp sau 40 phút gà vẫn hơi đỏ thịt thì lấy xôi ra trước, để gà trong nồi đó, đậy nắp đến khi thịt chín tới (không bật bếp nhé) các bước khác làm tương tự.